Những câu hỏi liên quan
ggjyurg njjf gjj
Xem chi tiết
#Dương_Thiên_Linh#
21 tháng 2 2019 lúc 21:26

“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày
Vậy ăn quả nhớ quả trồng cây là gì? Khi ăn Quả Ta là người hưởng thụ còn kẻ trồng cây là người tạo ra thành quả nghĩa là khi thừa hưởng một thành quả nào ta phải biết ơn đến người tạo ra thành quả đó
Nhà nhà đều thờ tổ tiên, ngày giỗ các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà , cụ kị .Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi ko quản đường xá xa xôi cùng nhau cùng nhau về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa chiền thờ các bặc tiền bối các anh hùng dân tộc cua mọi thời đại để rồi đó ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liêt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiên sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã bị hi sinh hạnh phúc , hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước ngày 20-11 là ngày được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống mình nthì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam … Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước 
Là học sinh , để thể hiện đạo lí “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đối với cha mẹ, chúng ta cần hêt lòng yêu thương, kính trọng. Còn đối với thầy cô chúng ta cần ngoan ngoãn, lễ phép, học chăm, học giỏi. Nếu có điều kiện chúng ta tham gia vào những hoạt động xã hội. Tuy nhỏ nhưng tràn đầy những ý nghĩa
Câu tục ngữ trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người: sống trên đời phải nhớ đến ân nhân trước sau, lòng biết ơn là tình cảm cao quý thiên liêng cần có của mỗi người và thể hiện ta là người có văn hóa, lịch sự. Mỗi chúng ta cần trau dồi thêm phẩm chất cao quý đó để lòng biết ơn mãi là bài học quý có giá trị trong cuộc sống chúng ta.

xl bạn mk ko nghĩ đc nên chép trên mạng nha

Bình luận (0)
chudoongtrang
21 tháng 2 2019 lúc 21:36

Ông cha chúng ta từ xưa đến nay vẫn thường căn dặn con cháu phải biết nhớ ơn đến những người đã hi sinh mồ hôi, xương máu tạo nên đất nước Việt Nam độc lập, tự do như ngày hôm nay. Nhưng đó không phải chỉ là những anh bộ đội, các cô gái thanh niên xung phong, mà còn là biết bao con người đã hi sinh công sức xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, tươi đẹp này. Chúng ta - thế hệ con cháu - phải biết nhớ ơn, phát huy những thành quả tốt đẹp đó. Đây cũng chính là lời khuyên mà câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” muốn gửi đến chúng ta.

Được hưởng một nền độc lập, tự do như ngày hôm nay nhiều bạn học sinh đã quên mất một điều: cuộc sống không tự ban cho chúng ta cái đó, mà nó là thành quả hi sinh xương máu của bao lớp người đi trước. Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta: “Ẩn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trước tiên, nghĩa chính của câu tục ngữ trên là muốn khuyên nhủ chúng ta: khi ăn một quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó, làm nên quả ngọt với bao nhiêu vất vả, mồ hôi, mưa nấng. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muôn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo nên thành quả. “Ăn quả” ở đây là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ. Nếu ta hiểu cuộc sống no ấm, tốt đẹp ngày hôm nay là thành quả mà ta hưởng thụ. Vậy người làm ra thành quả là ai? Trước hết, đó là cha mẹ đã có công sinh thành nuôi dưỡng từ khi ta còn bé con đến lúc ta lớn khôn. Bố mẹ luôn là người dõi theo bước chân chúng ta, an ủi, dìu dắt chúng ta để trở thành những con người tốt xây dựng đất nước mai này. Đó là thầy, cô giáo luôn quan tâm, dạy dỗ, uốn nắn ta nên người và trao cho ta ánh sáng tri thức để mai sau chúng ta có thể hiên ngang sánh vai cùng các bạn học sinh trên toàn thế giới. Đó là những anh bộ đội, những cô gái thanh niên xung phong hi sinh tuổi thanh xuân của mình với bao xương máu để xây dựng đất nước độc lập, tự do như ngày hôm nay, để cho chúng ta tung tăng cắp sách tới trường. Đó còn là những nhà khoa học đã hết sức lao động trí óc để tạo nên những của cải, vật chất làm nên cuộc sống tốt đẹp mà ngày nay chúng ta được hưởng thụ. Những con người đó dù ở vị trí nào, công việc nào vẫn luôn cố gắng hết mình, phấn đấu trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước mà những người đã làm nên thành quả đó...

Vậy vì sao “ăn quả” phải “nhớ kẻ trồng cây”? Vì tất cả những người trồng cây đã không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ, thậm chí cả máu xương cuộc đời để đem lại cuộc sống, hạnh phúc cho chúng ta. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên đời này? Đó là công ơn của mẹ ta đã mang nặng đẻ đau ra chúng ta. Giờ phút ta cất tiếng khóc đầu tiên cũng là lúc lòng mẹ ngập tràn hạnh phúc. Rồi cha mẹ chăm bẵm, dạy dỗ ta khôn lớn thành người. Sung sướng biết bao khi em cất tiếng gọi: “cha, mẹ” và bước những bước đi chập chững đầu tiên. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ giúp chúng ta và nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Còn thầy, cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn cặn kẽ, chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức lớn của nhân loại, để rồi chắp cánh cho những ước mơ đó bay cao, bay xa hơn nữa. Bên cạnh đó, công ơn của các anh bộ đội, những cô gái thanh niên xung phong cũng rất to lớn. Không có họ, làm sao trẻ em chúng ta được hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, được cắp sách đến trường, vui đùa bên bạn bè. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ đã không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ lao động, xây dựng cuộc sống. Họ đều là những người dám hi sinh cuộc đời mình để công hiến cho đất nước. Điều dó cũng rất phù hợp với tình người. Thứ nữa, ta phải nhớ ơn họ vì đây là truyền thông tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được truyền dạy lại qua nhiều thế hệ con cháu:

-      Uống nước nhớ nguồn

-      Chim có tổ, người có tông.

Các câu ca dao, tục ngữ trên chính là những lời khuyên mà ông cha chúng ta muôn truyền dạy lại cho con cháu - đó là những nét đẹp về văn hóa của dân tộc chúng ta mà thế hệ con cháu chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào cũng phải luôn nhớ tới.

Hiểu vấn đề như thế nhưng chúng ta phải hành động như thế nào? Cuộc sống của chúng ta phải có rất nhiều sự đền ơn, đáp nghĩa. Trong kháng chiến, chúng ta có phong trào Trần Quốc Toản giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ. Phong trào nhanh chóng được lan rộng ra khắp mọi nơi, các bạn nhỏ hàng ngày sau giờ học đều tỏa ra các lối xóm giúp đỡ những gia đình thương binh liệt sĩ neo đơn các công việc nấu cơm, quét nhà, cho lợn ăn... Những việc làm đó tuy nhỏ bé nhưng góp phần an ủi rất lớn đối với những gia đình thương binh liệt sĩ. Xã hội vẫn luôn nhớ đến công ơn mà người con, người cha, người chồng của họ đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Trong xã hội bây giờ, cuộc sống tuy có đổi khác nhưng Đảng, Nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của họ bằng cách xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa, có chế độ riêng với những gia đình thương binh liệt sĩ. Đối với cha mẹ, cũng có những người con hết lòng thương yêu, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu cha mẹ chính là người tạo ra cuộc sống cho họ ngày hôm nay. Đó là những người con hiếu thảo luôn ở bên chăm sóc cha mẹ lúc về già, khi đau ốm. Bên cạnh đó trong xã hội chúng ta vẫn còn tồn tại những kẻ quên ơn sâu nặng đó. Họ luôn coi trọng đồng tiền, chạy theo danh vọng mà quên rằng: ai là người đã sinh ra ho, đã nuôi dưỡng và dạy dỗ họ nên người? Đối với cha mẹ, họ ỷ lại vào công việc mà không quan tâm, chăm sóc tới cha mẹ mình. Ý vào đồng tiền, họ bỏ mặc cha mẹ trong trại dưỡng lão, không thèm hỏi han, quan tâm tới cha mẹ của mình. Đối với loại người đó, xã hội chúng ta cần phải lên án, phê phán. Qua đó nâng tầm nhận thức để luôn nhớ ơn những người đã hi sinh xương máu cho đất nước.

Câu tục ngữ tuy mộc mạc, đơn giản nhưng đã dạy cho chúng ta những bài học rất quý giá: không có thành quả nào tự dưng mà có được, tất cả đều được tạo ra từ sức lao động, bằng mồ hôi, xương máu của lớp người đi trước để có được thành quả như ngày hôm nay. Chúng ta, những mầm non tương lai của đất nước sẽ chăm chỉ học tập để có thể xây dựng và bảo vệ, giữ gìn những thành quả mà ông cha đã tạo ra và luôn luôn nhắc nhở nhau “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.


 

Bình luận (0)
KrustYêuSửViệt❤️ᴥ❤️
Xem chi tiết
Quang Nhân
15 tháng 2 2021 lúc 18:59

Em tham khảo nhé !!!

 

DÀN Ý

A, MB:

- giới thiệu câu tục ngữ: Từ bao đời nay, câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" vẫn là câu tục ngữ được người dân VN truyền lại để dạy bảo con cháu mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Câu tục ngữ với kết cấu ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, dễ thuộc đã trở thành bài học đạo lý của mọi người dân VN về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung, ân tình, có trước có sau

- Đối với thế hệ trẻ ngày nay, việc sống ân nghĩa, thủy chung, luôn khắc ghi những điều tốt đẹp trong quá khứ chính là một thái độ sống tròn vẹn, một đạo đức tròn vẹn

B, MB:

1. Giải thích câu tục ngữ:

- Đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" câu tục ngữ răn dạy truyền thống tốt đẹp của ông cha ta về thái độ sống ân nghĩa thủy chung, biết ơn quá khứ của con người. Đây là bài học đạo đức mà mỗi người trong cuộc sống đều cần khắc ghi và làm theo.

- câu tục ngữ có ý khuyên nhủ rằng, khi chúng ta hưởng thụ một điều gì đó tốt đẹp, chúng ta cần biết ơn và trân trọng những người có công trong việc tạo ra điều tốt đẹp đó, giống như khi hưởng thụ hoa thơm trái ngọt, uống nước thì phải nhớ đến người đã trồng và nguồn đã tạo ra chúng vậy.

- Đây thực sự là 1 truyền thống tốt đẹp vì nó mang giá trị, vẻ đẹp hồn cốt của dân tộc VN, thuộc về giá trị tinh thần, là chuẩn mực của vẻ đẹp đạo đức mà mỗi người cần trang bị cho mình.

2, Những dẫn chứng minh chứng cho việc nhân dân ta đã làm theo truyền thống ấy:

- Đối với những người có công với cách mạng,gia đình thương binh, liệt sĩ: Nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính

- Đối với những anh hùng liệt sĩ, nhà nước luôn có những buổi thắp hương tri ân đến tượng đài, phần mộ của họ

3, Mở rộng về học sinh

- Ngày nay, cuộc sống con người được bình yên và no ấm hơn ngày xưa thì mỗi người chúng ta cần biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã có công trong việc gây dựng nền tảng hạnh phúc đó cho thế hệ sau. 

- Học sinh có thể tích cực tham gia vào các chương trình tri ân các anh hùng liệt sĩ, người có công cách mạng ở trường học hoặc ở địa phương

c, KB

Tóm lại, truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" chính là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân VN. Chính vì vậy, mỗi người dân đều cần học và làm theo truyền thống ấy.

Bình luận (1)
Phong Y
15 tháng 2 2021 lúc 18:58

(1) Mở bài: Giới thiệu và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

(2) Thân bài:

Giải thích câu tục ngữ:

Uống nước: là việc thừa hưởng, hưởng thụ những thành quả mà người khác tạo ra trong quá trình lao động, đấu tranh.

Nguồn: Nghĩa đen: là nơi bắt nguồn của nguồn nước, Nghĩa bóng: ở đây là để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng.

Nhớ nguồn: nhớ về người đã tạo ra những thành quả lao động

Uống nước nhớ nguồn: Khi nhận những thành quả lao động mà người khác tạo ra, chúng ta phải biết ơn họ, những người đã phải đổ mồ hôi nước mắt để tạo ra được những thành quả tốt đẹp cho chúng ta thừa hưởng ngày nay.

Nhận định, đánh giá câu tục ngữ:

- Ý nghĩa của câu tục ngữ (đặc biệt là trong bối cảnh ngày nay):

Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước. Đây là một lời dạy đúng đắn, sâu sắc của cha ông. Đó cũng là một truyền thống ân nghĩa của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời.

Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.

Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày" phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

- Lên án, phê phán những biểu hiện không biết “uống nước nhớ nguồn”, “ăn cháo đá bát”,…

- Bài học rút ra từ câu tục ngữ:

Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc

Cần cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thật tốt để góp phần đẩy mạnh đất nước, đưa đất nước ngày càng vững mạnh

Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài

Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người

(3) Kết bài:

Khẳng định lại tính đúng đắn và giá trị của câu tục ngữ.

Nêu bài học đối với bản thân và con người ngày nay.

Bình luận (1)
Dân Nguyễn Chí
Xem chi tiết
Despacito
26 tháng 11 2017 lúc 10:18

đề 1: câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết ơn những thế hệ đi trước đã hiến dâng xương máu của mình để gìn giữ và bảo vệ đất nước khỏi chiến tranh, để chúng ta có được ngáy hôm nay là nhờ có họ

và dù có làm gì thì cũng phải nhớ về cội nguồn

đề 2: câu tục ngữ cũng chính là đưc tính tự tin, rất cần trong cuộc sống của mỗi chúng ta, Làm việc gì cũng khó nếu không tự tin

Bình luận (0)
Hàn Tử Băng
26 tháng 11 2017 lúc 10:46


I. Mở bài: giới thiệu về câu tục ngữ “ có chí thì nên”
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàn ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng. những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu. mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. bên cạnh câu “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “ uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tực ngữ “ uống nước nhớ nguồn”
“ uống nước”: là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết
“ nguồn”: là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.
>> câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại
2. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn

Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nênCủa cải do bàn tay ta lao động tao nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựngLòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn

3. Cần làm gì để có được lòng biết ơn

Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộcRa sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người


III. Kết bài

Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “ uống nước nhớ nguồn”Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ .

Đề 2 :

1. Mở bài:
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa.
- Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.
2. Thân bài:
a/ Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn:
Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
- b/ Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động , lời ăn tiếng nói hàng ngày: 
+ xưa:
- Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, tết thanh minh , sau vụ gặt : tết cơm mới ( tế thần và biếu bậc trên , những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia , thầy , ông lang…)
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già.. 
- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa thờ các bậc tiền bối, các vị anh hùng có công mở nước và giữ nước.
+ nay :
- 10/3 các nơi vẫn làm lễ giỗ tổ.
- Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
- 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …
- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….
- Các ngày lễ, 27/2, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề….
- Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …
- Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…
- III kết bài :
- Lòng biết ơn là tình cảm cao quí , thiêng liêng,  phẩm chất cao đẹp của dân tộc Việt Nam  …
- Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của Việt Nam.

Học vui !

^^

Bình luận (0)
Aki
26 tháng 11 2017 lúc 18:44

DÀN BÀI

I.    Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. ''Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II.               Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2.                 Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

-   Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

-   Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

-        Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3.                 Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

-    Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

-   Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

-     Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

-    Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người có ích . Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xứng đáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông .

Học tốt !

:)

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Vy
Xem chi tiết
Nguyễn Như Quỳnh
Xem chi tiết
ArcherJumble
Xem chi tiết
Quách Duy Anh
23 tháng 9 2021 lúc 20:37

??????????????????

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
phạm cao kim ngân
Xem chi tiết
Lê hoàng kim anh
30 tháng 6 2021 lúc 21:09

Đề 1:

                                                                                     bài làm

Lời kêu gọi "Hãy đứng yên khi Tổ quốc cần" mang thông điệp tích cực, đặc biệt là trong những ngày đất nước đang phải gồng mình chống chọi với đại dịch Covid. Dịch bệnh dễ lây lan qua tiếp xúc gần giữa người với người, nếu tập trung đông thì tỉ lệ lây nhiễm sẽ vô cùng cao, và khi đó chính quyền sẽ rất khó khoanh vùng để dẹp dịch. Vì vậy, nếu không thực sự cần thiết thì hãy ở yên trong nhà, Tổ quốc cần bạn ở yên, bạn phải ở yên. Đó là trách nhiệm của bản thân với chính đất nước, quốc gia mình. Mặt khác, lời kêu gọi cũng mang hàm ý phê phán, khiển trách những kẻ coi thường dịch bệnh, chủ quan, thậm chí cố tình làm trái những quy định về cách ly của chính quyền để thoả mãn nhu cầu cá nhân. Mọi người cần tỉnh táo, nâng cao ý thức chính mình, người thân, bạn bè,...trong công tác phòng chống dịch Covid, đừng vì những nhỏ nhen, ích kỉ mà gây họa cho chính dân tộc mình.

Đề 2:

                                                                                               bài làm

Quê em ở làng Và nằm ven con sông cầu thơ mộng, ơ làng em bây giờ ngày nào cũng có chợ, nhưng đó là chợ xép, chợ nhỏm, còn chợ chính chỉ có vào các ngày 5 ngày 9 Âm lịch. Em rất thích được theo bà đi chợ vào những ngày này.Từ mờ sáng, chợ đã đông người. Từ trên đê đi xuống, từ bên kia sông đi sang, từ những làng xung quanh đến, mọi người tíu tít đổ về chợ. Làng em tấp nập người qua lại. Tiếng trò chuyện râm ran trên suốt đường làng.Chính giữa chợ là hai dãy lều của những cửa hàng bách hoá thu nhỏ. Nào kim chỉ, gương lược, nào giấy vở, bút chì, phấn bảng, cho đến cả bóng đèn, phích nước, ấm chén,… thứ gì cũng có. Quần áo người lớn, trẻ con đủ màu xanh, đỏ, nâu, đen treo la liệt thành những bức tường nhiều màu đến hoa cả mắt. Chén bát, nồi niêu bày kín mặt đất chẳng còn chỗ đặt chân. Ồn ào nhất chợ là chỗ bày bán các con vật nuôi. Những chú lợn con bị nhổt trong rọ, mở tròn mắt, nghếch mõm nhìn người qua lại. Đàn gà con chiếp chiếp trong lồng, nhớn nhác nhìn cảnh lạ. Lũ vịt bị trói thành từng cặp, lâu lâu lại đập cánh phành phạch rồi cạc cạc ầm ĩ. Có lẽ chúng đang lo sợ quá.Em cùng bà thường dừng lại lâu nhất ở hàng bán tranhHai bà cháu em cứ nhìn mãi tranh gà, tranh lợn, tranh cá chép trông trăng. Dù ở nhà đã có rồi nhưng nhìn những bức tranh còn tươi màu mực, em vẫn muốn được mua thêm vài bức. Có lẽ, đây là sở thích riêng của người dân vùng Kinh Bắc từ xa xưa truyền lại.

Mặt trời lên cao. Chợ đã vãn. Dòng người gồng gánh lại tản về các ngả. Làng em trở lại yên tĩnh, một sự yên tĩnh ấp ủ sức sông dồi dào mà chợ Và đã tiếp sức cho sau mỗi phiên.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Thu Hiền
Xem chi tiết
Lê Anh Duy
Xem chi tiết
Phương Anh (NTMH)
23 tháng 10 2016 lúc 14:13

mk kiểm tra 1 tiết lun rồi bn ơi

Bình luận (2)